Những vận động khác thường giúp rèn luyện sức khỏe như bò, trồng cây chuối, đi giật lùi, ...
Ngày nay, khoa học đã công nhận những vận động khác thường giúp rèn luyện sức khỏe nhuw đi giật lùi, bò, trồng cây chuối, đi bộ chân đất, đi trong mưa, chạy trong nước,...
Những vận động khác thường giúp rèn luyện sức khỏe đang được rất nhiều nơi hưởng ứng, thực tiễn cho thấy nó đem lại hiệu quả lớn cho sức khỏe.
Các động tác của luyện tập khác thường rất nhiều, ở đây chỉ giới thiệu một số
Đi giật lùi
Bước về phía trước, mặt hướng nhìn về phía trước đó là trạng thái bình thường của con người, còn mặt nhìn về phía trước mà bước lùi lại sau là trạng thái khác thường. Nhìn từ quan điểm khoa học thể dục, đi giật lùi rất nhiều điểm lợi, nó có thể phòng tránh cổ và phòng tránh cổ và ngực bị còng. Nhất là thanh thiếu niên trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển, nếu thường xuyên cúi đầu vẹo lưng ngồi học, làm việc hoặc đi bộ bình thường, thường ở trạng thái vận động về phía trước.
Nên chú ý rèn luyện đi giật lùi, có thể làm cho cơ bắp ở phần thắt t lưng co bóp nhịp nhàng và thả lỏng, do đó cải thiện sự tuần hoàn máu ở phần thắt lưng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, có tác dụng điều trị và bảo vệ sức khoẻ rất tốt cho bệnh đau lưng mang tính chức năng.
Ngoài ra phương thức vận động này làm thay đổi tập quán hằng ngày hai chân bước nay phải dùng lực để ưỡn thắng, làm cho khớp gối và cơ 4 đầu của đùi chịu trọng lực nhiều hơn, do đó cũng luyện tập được các cơ bắp và dây chằng xung quanh khớp gối.
Đồng thời khi đi giật lùi, phải phán đoán phương hướng vận động, giữ cho cơ thể cân bằng, như vậy cũng sẽ rèn luyện tiểu não - là cơ quan chủ quản về cân bằng cơ thể, nâng cao tính linh hoạt và chức năng điều tiết của cơ thể.
Khi tiến hành tập đi giật lùi cần chú ý tư thế, yêu cầu đứng thẳng, ngực vườn ngực ưỡn, ngẩng đầu, hai mắt nhìn ngang, hai tay kẹp vào eo, ngón tay cái ấn vào huyệt Thận du, còn 4 ngón kia hướng ra phía trước. Chân trái bắt đầu bước lùi trước, trọng tâm cơ thể chuyển ra sau, lại đổi chân phải, trái phải thay nhau bước lùi. Nói chung một ngày tập 1-2 lần, mỗi lần khoảng 20 phút là được.
Bò
Một trong những phân biệt giữa người và động vật là đi thẳng và bò. Vì vậy bò trở thành một loại vận động khác thường của con người. Theo ý kiến của các nhà y học, bò có thể làm cho hệ tuần hoàn máu lưu thông thông suốt. Vì bò làm cho trọng lượng cơ thể phân đều lên tứ chi, giảm nhẹ được gánh nặng đè lên cột sống, có tác dụng tốt đối với bệnh đau vùng thắt lưng, bệnh tim mạch và các loại bệnh cột sống.
Nếu hằng ngày có thể sắp xếp thời gian thích đáng bắt chước phương thức bò của động vật để tiến hành tập luyện, có thể thu được kết quả tốt.
Trồng cây chuối
Vị trí đầu ở trên chân ở dưới là tư thế bình thường của người đứng. Nhưng một trong những phương pháp tập luyện mới là đầu chúc xuống chân đưa lên cao: “Đảo lập kiện thân pháp” (phương pháp đứng ngược làm khoẻ người).
Thường xuyên đứng như bình thường dễ làm cho các cơ quan nội tạng bị sa xuống, não cung cấp máu không đủ, lòi dom, đau mỏi lưng, chân phù. “Trồng cây chuối” sẽ điều chỉnh những bệnh do đứng nhiều gây ra, nó có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường chức năng nội tạng, thay đổi trạng thái căng thẳng và lỏng lẻo của cơ bắp. Vì vậy tập luyện “trồng cây chuối” một cách thoả đáng trở thành một phương pháp mới để rèn luyện thân thể.
Đi bộ chân đất
Mang giầy dép đi bộ là thói quen sinh hoạt và bình thường của con người, nay đề xướng “Đi bộ chân đất”. Theo phân tích của các chuyên gia bảo vệ sức khoẻ, một số bệnh ở bàn chân và chi dưới như viêm màng gân, viêm khớp thoái hoá, gai xương gót chân, đau cột sống, thoát vị đĩa đệm và một số bệnh khác có quan hệ với việc mang giầy dép thường xuyên, ít có có cơ hội đi chân đất làm cho cơ ở chân ngày càng teo lại và thoái hoá, màng gân, dây chằng dưới bàn chân lỏng lẻo không có lực, độ cong của chân dẹt xuống.v.v…
Dân cư ở châu Phi và một số khu vực kém phát triển không ít người vẫn đi chân đất để lao động, bàn chân của họ khoẻ, cơ bắp chân phát triển, dây chằng khoẻ và có sức đàn hồi, chân cũng ít bị thương.
Lòng bàn chân có vùng mẫn cảm liên hệ với các cơ quan nội tạng, cởi bỏ giày tất đi chân đất sẽ làm cho cơ ở bàn chân, màng gân, dây chằng, huyệt vị, các đầu thần kinh càng tiếp xúc nhiều với mặt đất, làm cho vùng mẫn cảm được kích thích, truyền tín hiệu về các cơ quan nội tạng tương ứng và đến vỏ đại não, đại não lại truyền tín hiệu đó lên cơ quan tương ứng, từ đó điều chỉnh chức năng toàn cơ thể, phục hồi sức khỏe, phòng bệnh và hỗ trợ cho điều trị.
Trên ý nghĩa đó, các chuyên gia y học vận ý động còn thiết kế ra một loại giầy có thể kích thích bàn chân gọi là “giầy phục hồi sức khỏe”, “máy xoa bóp bàn chân” để bảo vệ sức khoẻ đôi chân.
Ưu điểm của đi bộ chân đất còn được giải thích theo học thuyết kinh lạc Đông y. Do lục phủ ngũ tạng đều có đường kinh lạc tương ứng trên ngón chân, nếu thường xuyên đi bộ chân đất có thể thông kiện tỳ, tăng thêm sự thèm ăn, hành khí lợi đản, ôn thận cố biểu, có thể làm cho thận khí sung mãn, tinh lực dồi dào, phòng tránh lão hoá, kéo dài tuổi thọ.
Đi trong mưa
Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, đi trong mưa có rất nhiều điểm tốt. Bởi vì trận mưa rửa trôi đi bụi bặm và vật ô nhiễm trong không khí, làm cho không khí trong sạch.
Ngoài ra, những ion âm được tạo ra trước lúc mưa do mặt trời chiếu xạ và lúc mới bắt đầu mưa, sẽ làm cho tâm hồn sảng khoái, tinh thần thoải mái, có lợi cho điều hòa thần kinh, giải toả ức chế, cơ thể linh hoạt, da thấm những hạt mưa nhỏ và được xoa bóp càng làm tăng khả năng thích ứng của cơ thể với sự thay đổi của môi trường bên ngoài.
Chạy trong nước
Những năm gần đây, một số chuyên gia đề ra một loại vận động khác thường gọi là phương pháp chạy trong nước rèn sức khỏe. Họ cho rằng lực cản trong nước lớn gấp 12-14 lần so với lực cản trong không khí, lượng vận động lớn nhưng không kịch liệt, nếu kiên trì chạy trong nước có thể làm tăng sự trao đổi chất của cơ thể, tiêu hao năng lượng, làm cho đường trong cơ thể được phân giải, giảm thiểu sự tích luỹ mỡ, khống chế thể trọng, là phương pháp tốt nhằm giảm trọng và phòng bệnh béo phì.
Xem thêm