Những bài massage cho bé mà bạn có thể thực hiện ngay lập tức

Bạn đừng quá câu nệ đến thứ tự thực hiện hay động tác tay, bạn chỉ cần vừa quan sát phản ứng của con vừa mát - xacho bé là mọi việc sẽ ổn.

Chú ý tạo không khí vui vẻ trong thời gian mát xa cho bé cũng là yếu tố không kém phần quan trọng. Đừng dồn nhiều lực lên da bé, hãy chạm vào bé thật dịu dàng.

Sau đây là những bài massage cho bé mà bạn có thể thực hiện ngay lập tức.

I. Bản chất của massage là thể hiện sự chú tâm dựa trên hành động của bạn hướng về con trẻ

Bạn hãy thể hiện tình yêu và sự chú tâm của mình đối với con thông qua những việc như thăm dò trạng thái cơ thể của bé hay chuẩn bị sẵn môi trường thoải mái cho quá trình matxa. 

Đây là hai trong nhiều yếu tố quan trọng nhất giúp cho buổi matxa thành công. 

1. Chỉ bắt đầu mát xa sau khi bạn đã kiểm tra tình trạng sức khỏe cơ thể và tâm trạng của bé. Điều quan trọng nhất của mát xa chính là đặt sự chú tâm vào đối tượng mát xa. 

Nếu có thể khắc sâu được điều cốt yếu trên vào tâm khảm thì bạn sẽ dễ dàng tạo lập một không gian tự nhiên, không gò bó và vui vẻ trong thời gian mát xa cho con. 

Nếu thực sự chú tâm đến đối tượng mát xa thì bạn sẽ hiểu thấu tầm quan trọng của việc chuẩn bị sẵn môi trường thuận lợi trước khi thực hiện cũng như không thể thiếu đi sự chuẩn bị đến từ người mẹ sẽ đảm nhận vai trò mát xa. 

Đừng chỉ đơn giản nghĩ rằng vì việc mình sắp làm là tốt cho con thì bạn có thể bỏ qua khâu kiểm tra sức khỏe và tâm trạng của trẻ. Sau khi đã chắc rằng bé yêu của bạn không gặp bất kỳ vấn đề gì thì mới tiến hành mát xa. 

Hãy dùng bếp hơ lá trầu cho bé trong tháng đầu tiên đầu đời nhé. Sẽ giúp bé ngừa nhiều chứng như ho, cảm, luôn giữ cho căn phòng được ấm áp và dễ chịu mà mẹ con không cần nằm than ah!

2. Tâm trạng của người mẹ, người mát xa cũng là yếu tố rất quan trọng

Không chỉ riêng tình trạng tâm lý của trẻ mà tâm trạng của mẹ cũng là yếu tố quan trọng tôi muốn lưu ý đến. Nếu người thực hiện việc mát xa rơi vào tâm trạng sốt ruột, hấp tấp và nghĩ ngợi kiểu như “Đang lúc bận mà lại phải làm mấy chuyện phiền phức thế này”, sẽ gây phản tác dụng của mát xa. Tranh thủ vừa mát xa vừa xem ti vi hay suy nghĩ đến chuyện khác cũng không đem lại hiệu quả tốt. 

Vấn đề quan trọng đầu tiên và tối thiểu bạn cần phải làm là tạo ra bầu không khí vui vẻ. Trước khi bắt đầu, bạn tự nhủ với bản thân mình rằng “Nào, bây giờ mình sẽ mát xa cho con!” với tâm thế thật thư giãn. Một khi trong vô thức, bạn đã xác định quá trình mát xa là thời gian vui vẻ của cả hai mẹ con thì bạn cũng sẽ thành tâm mong mỏi đến thời gian thực hiện mát xa này. 

Xem thêm:

Massage là hoạt động rất tốt cho cơ thể và trí não bé

Bài massage cho trẻ có các chứng: khóc dạ đề, cắn, nổi xung, cận thị giả, chứng tics

II. Chọn địa điểm mang lại cảm giác thoải mái cho bé trong thời gian thực hiện massage


Bạn nên mát xa tại một nơi khiến bé thoải mái nhất. Thay vì cứ thay đổi từ vị trí này đến vị trí kia, chọn cố định một địa điểm matxa thì tốt cho bé hơn. Những nơi quá sáng hoặc quá ồn ào sẽ dễ làm trẻ bị kích thích thái quá, bạn hãy ưu tiên chọn một vị trí yên tĩnh trong nhà. 

1. Nhiệt độ

Nhiệt độ phòng dao động từ 24 đến 28 độ là lý tưởng nhất. Trước khi mát xa, hãy chuẩn bị sẵn điều kiện thuận lợi với nhiệt độ phòng. Nếu trời nóng, bạn có thể mở cửa sổ để gió lưu thông. Nếu trời lạnh thì nên làm ấm sẵn căn phòng, nếu có mở điều hòa thì đừng để luồng khí phả trực tiếp về phía trẻ. 

2. Tư thế

Việc đặt cơ thể bé trong tư thế thoải mái là chuyện đương nhiên, nhưng phải làm sao để mẹ cũng ở trong tư thế thoải mái nhất. Có rất nhiều tư thế khác nhau, như người mẹ mở rộng chân, đặt bé nằm giữa chân hay nằm lên đùi mình…

Và tùy theo nhiều cấp độ, tư thế cơ thể của trẻ sẽ khác nhau nhưng lý tưởng nhất là chọn tư thế sao cho tiện cho việc tiếp xúc da. Hãy nhớ giữ ánh mắt mình dịu dàng với con và đảm bảo luôn luôn nắm bắt được những biểu hiện của trẻ. 

III. Bạn không cần kỳ vọng về một buổi massage hoàn hảo trong lần đầu tiên

1. Đầu tiên, chỉ cần chạm vào trẻ thôi

Nếu người mẹ cảm thấy bất an khi thực hiện mát xa, cảm giác này sẽ lan truyền sang con trẻ. Lần đầu tiên, bạn đừng đặt nặng vấn đề thành công hay không, cứ thử tiếp xúc và xem xét tình trạng da bé mà thôi. Lắng nghe và đáp lại tiếng nói từ làn da bé “Không biết là nên xoa theo hướng nào nhỉ?” “Nên lặp lại bao nhiêu lần đây?”... 

Nếu trong đầu bạn đang rối loạn bởi những câu hỏi như vậy thì bản thân bé cũng sẽ bị lây tâm lý bất an này. Tuy việc ghi nhớ thứ tự hay phương thức mát xa rất quan trọng nhưng điều đầu tiên những người làm bố làm mẹ phải tập trung nghĩ là làm sao để tạo ra niềm vui cho con mình. Như vậy chắc chắn bạn sẽ nhớ ra cách mát xa đúng và tâm trạng cũng vui vẻ hơn. 

Xem thêm:

Cho con bú và tắm cho con như thế nào?

Khi có con, điều tuyệt vời nào sẽ đến với bạn?

Bạn cứ thử chạm vào nhiều vị trí trên cơ thể trẻ và lắng nghe tiếng nói của làn da. Đừng chạm lần lượt từ vị trí này đến vị trí khác một cách máy móc, chỉ cần một lần thôi nhưng bạn hãy cảm nhận xem độ đàn hồi và bóng mịn của làn da bé như thế nào. Khi đã quen, chuyển động của bàn tay bạn sẽ trơn tru hơn. Và rồi dần dần từng chút một, thông qua việc tiếp xúc da, bạn sẽ trở nên thấu hiểu những phản ứng của con, qua đó đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bé. 

2. Bản thân mẹ cũng hãy tự chuẩn bị trước khi massage tay

Bé sẽ bị giật mình nếu bị chạm vào bởi một bàn tay lạnh ngắt. Vì thế, trước khi mát xa cho con bạn nên làm ấm tay mình trước. Tất nhiên, đừng quên vệ sinh đôi bàn tay mình thật sạch sẽ nhé. 

Móng tay: Để tránh móng tay làm xước da bé, trước khi mát xa bạn hãy cắt ngắn móng tay. 

Tóc: Vì mát xa là hoạt động tiếp xúc gần gũi giữa mẹ với con nên bạn cố gắng đừng để tóc vướng vào da bé, nếu mẹ có mái tóc dài, hãy búi tóc lên cao, gọn gàng trước khi bắt đầu mát xa. 

Mùi cơ thể: Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với mùi hương nên bạn đừng sử dụng nước hoa hay mĩ phẩm, mùi tự nhiên của cơ thể người mẹ sẽ khiến bé cảm thấy yên tâm hơn. 

Trang phục: Bạn tự chọn áo quần của mình sao cho phù hợp với độ ẩm trong phòng và thuận tiện trong khi thao tác mát xa. Áo quần mỏng là lựa chọn phù hợp.

Trang sức: Tránh để những thứ như vòng tay, đồng hồ hay những vật dụng trang sức tiếp xúc với da của bé. Nếu được thì bạn cũng nên tháo cả nhẫn ra khi tiến hành mát xa cho bé. Cố gắng đừng làm con cảm thấy không thoải mái! 

IV. Các động tác mát xa cơ bản

1. Đầu tiên hãy thử chạm nhẹ vào da và vừa nhìn phản ứng của con

Khi vừa chạm vào da bé, bạn chú ý quan sát biểu cảm và hoạt động thân thể của bé để có thể tự trả lời cho những câu hỏi đang vang lên trong đầu như “Chạm vào bụng con có thích không nhỉ?” “Nếu chạm vào chân thì sao?”… Chắc chắn bé sẽ biết rất nhiều cách để trả lời bạn về cảm nhận thật của mình như “Thật là thích!” “Mẹ chạm vào chỗ này nhiều lần nữa mẹ nhé!” “Con không thích đâu!” Thông qua “tiếp xúc da” , bố mẹ và bé hãy thử hình thành một một kênh đối thoại xem sao nhé

2. Thế này là không tốt!

Khi quá chú tâm vào tài liệu hướng dẫn mát xa, liệu bạn có bỏ qua những phản ứng khó chị u từ bé không? Nếu bạn quá để tâm vào thứ tự cũng như động tác mát xa theo đúng như sách hướng dẫn và cứ lặng lẽ mát xa nhưng lại không hề nhìn thấy phản ứng của bé đối với từng động tác thì đây quả thực là vấn đề.

Tất nhiên, thao tác như thế nào cho đúng là việc rất quan trọng, nhưng làm sao cho bé thấy thư giãn mới là vấn đề cốt yếu. Những buổi đầu tiên, mẹ nên bỏ qua mục tiêu về một buổi mát xa “hoàn hảo” , thay vào đó, chỉ tập trung để làm sao cho con mình cảm thấy thoải mái thôi là đủ.

3. Thành thạo các động tác tay cơ bản

Tuy chúng tôi gọi đây là các động tác tay (dùng tay để mát xa) nhưng do cơ thể trẻ rất nhỏ nên chỉ có một số động tác cố định. Chúng ta hãy cố gắng thực hiện thành thạo những động tác cơ bản này rồi nhanh chóng mát xa cho bé nhé. 

Các động tác tay cơ bản vuốt ve, xoa nhẹ lên da khiến bé cảm thấy thư giãn hoàn toàn. Tăng cường quá trình trao đổi chất. 

1. Vuốt nhẹ bằng lòng bàn tay: Dùng toàn bộ lòng bàn tay áp sát da bé, vuốt dọc theo hình dáng các bộ phận, như thể bạn đang dùng bàn tay mình để bọc quanh cơ thể bé. Đây là động tác cơ bản nhất nhằm mục đích khiến bé cảm thấy dễ chịu và thư giãn. Bạn nên thực hiện động tác này vào thời điểm bắt đầu cũng như kết thúc một buổi mát xa. Động tác này sẽ thích hợp với những vùng da phẳng, rộng trên cơ thể như bụng hoặc lưng của bé. 

Dùng hai lòng bàn tay nhẹ nhàng ôm lấy quanh đầu bé và vuốt từ trên xuống dưới. Phần thóp trán của trẻ sơ sinh là khu vực rất mềm nên bạn tránh không chạm vào.

2. Vuốt nhẹ bằng ngón cái: Chủ yếu chỉ dùng ngón tay cái để mát xa toàn bộ cơ thể bé. Có thể sử dụng thêm các ngón khác để hỗ trợ. Bạn chủ yếu chỉ sử dụng ngón tay cái chứ không phải toàn bộ “lòng bàn tay”. Động tác này tập trung sử dụng mặt dưới của đầu ngón tay và có thể dùng thêm toàn bộ mặt trong của ngón cái để mát xa nhưng bạn tuyệt đối không ấn hoặc ép mạnh vào da bé, chỉ xoa nhẹ lên da bé thôi. Không nhất thiết chỉ phải sử dụng mỗi ngón trỏ, nếu cần bạn hoàn toàn có thể dùng các ngón tay khác để hỗ trợ cho động tác mát xa.

Động tác “Vuốt nhẹ bằng ngón cái” thường được áp dụng khi ta tiến hành mát xa tại các vị trí có diện tích da hẹp như đầu hoặc lòng bàn chân. Giống như phương pháp vuốt nhẹ bằng toàn bộ lòng bàn tay, bạn nhớ giữ chuyển động tay sao cho thật nhẹ nhàng, chậm rãi.

3. Vuốt nhẹ bằng hai ngón tay: Ở đây “Hai ngón tay” là đề cập đến ngón cái và ngón trỏ. Ta sẽ dùng hai ngón tay hỗ trợ nhau để vuốt ve da bé. Động tác hay dùng là đặt ngón cái và trỏ trong tư thế vặn công tắc đèn, xoay tay thật nhẹ nhàng theo đường xoáy ốc.

Phương pháp xoa vuốt nhẹ nhàng này rất tốt để khiến làn da sáng bóng, mềm mại. Mặt khác, nó còn có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể trẻ, tăng cường hoạt động trao đổi chất, giúp cơ thể phát triển nhanh và khỏe mạnh.

4. Vuốt nhẹ bằng 4 ngón tay: Động tác này sử dụng bốn ngón: ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út và ngón út. Đây là động tác mát xa sẽ sử dụng phần thịt đầu ngón của bốn ngón tay để vuốt ve da bé. Khi mát xa khu vực da đầu, bạn chú ý không để phần đầu ngón tay tạo thành góc thẳng đứng vuông góc với mặt phẳng da bé. Đối với trẻ sơ sinh, phần lưng của bé khá hẹp nên thay vì dùng động tác “Vuốt nhẹ bằng lòng bàn tay”, bạn có thể sử dụng động tác “Vuốt nhẹ bằng bốn ngón tay”.

 

Chú ý, khi sử dụng bốn ngón tay, chúng ta có xu hướng dồn lực vào bốn đầu ngón tay nên bạn cố gắng vuốt ve trẻ ở mức nhẹ nhàng thôi.

5. Úp bằng bầu tay: Chụm đầu ngón tay lại tạo thành hình giống như một chiếc bát chứa không khí bên trong lòng bàn tay bạn rồi úp phần miệng bát lên da bé một cách nhẹ nhàng, có nhịp điệu. Khi ngón tay chụm lại theo hình cái chén chứa không khí trong lòng bàn tay, úp cái chén tưởng tượng này lên da trẻ rồi nhảy cóc “póc póc” thật nhẹ nhàng. Yếu tố căn bản trong động tác này là truyền kích thích lên da trẻ tại mỗi bước nhảy.

Động tác này có tác dụng loại bỏ đờm do ho một cách dễ dàng, giúp lưu thông khí huyết, tăng cường sức khỏe cho trẻ. Nếu trẻ quấy khóc lúc vừa thức dậy thì việc thực hiện động tác này tại mặt ngoài của bắp chân sẽ giúp kích thích hệ thần kinh giao cảm, cho bé cảm giác khoan khoái, dễ chịu. Tránh thực hiện động tác này đối với trẻ nhỏ trong giai đoạn sơ sinh.

6. Vận động xương khớp: Giữ cổ tay hoặc cổ chân của bé, giúp bé vận động khớp xương di chuyển ra hai bên cơ thể. Bạn dùng hai tay giữ lấy cả hai cổ chân bé thật nhẹ nhàng, từ từ di chuyển nghiêng sang trái rồi sang phải và ngược lại trong trạng thái đầu gối vẫn đang gập lại. Hoặc nắm lấy cổ tay bé, kéo nhẹ, làm sao cho hai tay chạm vào nhau, hoặc tạo thành một hình tròn lớn, động tác này sẽ giúp khớp vai chuyển động mềm dẻo hơn.

Các động tác giúp khớp vai và háng vận động như trên được gọi là các động tác hỗ trợ xương khớp bé vận động tốt hơn. Trái phải, trên dưới - có rất nhiều cách thức và hướng vận động cho động tác này, tuy nhiên, nếu xương khớp trẻ đang trong giai đoạn chưa hoàn toàn cứng cáp thì xin lưu ý rằng, ta chỉ thực hiện các động tác này trong phạm vi chuyển động mà cơ thể con bạn cho phép.

 4. Không được dùng lực quá nhiều

Bạn hãy mát xa nhẹ nhàng như đang vuốt ve trẻ mà thôi.

Trong mát xa dành cho đối tượng trẻ em, “thật nhẹ nhàng, thật dịu dàng” là nguyên tắc vàng. Với trẻ ở độ tuổi càng nhỏ thì bạn càng phải chú tâm và nhẹ nhàng khi chạm vào con hơn.

Bạn đừng ấn mạnh vào da bé, chỉ nhẹ nhàng vuốt ve bé thôi! Khi nhắc đến mát xa, người lớn sẽ có ấn tượng rằng “phải thấy hơi đau đau một chút mới tốt” nhưng với trẻ nhỏ, mát xa thực chất là “vuốt ve nhẹ nhàng”. Vì thế, đừng ấn tay quá mạnh hay chà xát thô bạo bạn cứ nhẹ nhàng và từ tốn vuốt ve làn da của bé như thể truyền hơi ấm từ bàn tay mình sang con. 

Với trẻ có số tháng tuổi càng nhỏ thì lại càng cần phải mát xa nhẹ nhàng hơn nữa. 

Xin lưu ý rằng, nếu trẻ còn nhỏ tháng, các thao tác tay phải thật nhẹ nhàng khi mát xa trên làn da trẻ. Tương tự với trường hợp nếu con bạn quá nhạy cảm trong việc đón nhận kích thích từ bên ngoài hoặc đây là lần đầu tiên bé được mát xa. Tuy nhiên, nếu bạn có tâm lý e ngại khi mát xa thì điều này sẽ khiến bé bị bất an.

Thảo dược ngâm chân của người Dao Đỏ giúp giảm đau nhức xương khớp, mồ hôi chân tay

Tóm lại, bạn không cần quá căng thẳng hay hồi hộp, thay vào đó chỉ cần nhớ điểm cốt yếu sau: “Thật nhẹ nhàng, thật dịu dàng” với bé. 

5. Khi trẻ đã lớn hơn, bố mẹ hãy thử lồng ghép hoạt động mát xa vào các trò chơi

 Khi con bạn lớn hơn thì da của bé cũng đã dần quen với kích thích bên ngoài và dễ dàng cảm nhận được sự dễ chịu do việc mát xa, tiếp xúc da mang lại.

Cùng với thao tác chạm vào bé, mẹ nên hát hoặc trò chuyện vui vẻ cùng bé chẳng hạn, thậm chí hãy thử lồng ghép các động tác mát xa vào bên trong những trò chơi khiến bé thích thú. Thêm nữa, càng cảm thấy vui vẻ và thoải mái thì trẻ sẽ càng thích thú với thời gian được mẹ mát xa. 

V. Hướng dẫn Mát xa với từng bộ phận cơ thể bé

Sau khi đã thành thục tất cả các thao tác mát xa cơ bản, hãy bắt đầu thực hiện một bài mát xa hoàn thiện cho trẻ. Đây là bài mát xa toàn thân mà bé sẽ rất muốn bạn thực hiện hằng ngày đấy! 

1. Đầu (Vuốt nhẹ bằng lòng bàn tay) Đầu tiên, bạn vui vẻ thông báo cho bé về việc bắt đầu buổi mát xa. Sau đó, hai lòng bàn tay của bạn hơi khum lại để ôm lấy đầu bé. Nhẹ nhàng chạm tay vào da và vuốt ve da đầu bé theo hướng từ đỉnh đầu xuống. 

2. Ngón chân (Vuốt nhẹ bằng hai ngón tay) Bạn nắm lấy ngón chân thứ hai của bé bằng đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ của mình rồi vuốt nhẹ ngón chân của bé theo hình xoáy ốc. Khi kết thúc, bạn nắm chân bé hơi chặt rồi đột ngột buông tay ra. Thực hiện tương tự với các ngón khác. 

3. Gan bàn chân (Vuốt nhẹ bằng ngón cái) Dùng ngón cái vuốt nhẹ lòng bàn chân bé. Đầu tiên vuốt từ gốc ngón cái cho đến gót chân bé, sau đó vuốt theo chiều ngang, từ ngón chân cái cho đến ngón út. 

Thảo dược tắm bé trị rôm sảy mụn nhọt DaodoBaby phát triển từ bài thuốc tắm cổ truyền của người Dao Đỏ

4. Xung quanh mắt cá chân (Vuốt nhẹ bằng ngón cái) Dùng ngón tay cái nhẹ nhàng vẽ thành hình tròn nhỏ theo hướng từ đầu ngón chân về phía gót chân tại vị trí xung quanh mắt cá chân. 

5. Đầu gối (Động tác vận động) Dùng tay giữ cổ chân của bé, trong trạng thái đầu gối và chân bé đang gập lại thì đẩy hai chân bé về một bên cho đến khi chân chạm sàn, sau đó đổi bên. 

6. Chân (Vuốt nhẹ bằng bốn ngón tay) Bạn sử dụng bốn ngón tay, nhẹ nhàng vuốt thẳng từ bắp đùi xuống gót chân của trẻ. 

7. Lưng (Vuốt nhẹ bằng lòng bàn tay) Bạn sử dụng lòng bàn tay áp sát vào lưng trẻ, vuốt thẳng từ khu vực gần dưới gáy đến hông. 

8. Lưng (Khum bầu tay) Khum tay lại giống như hình một chiếc bát chứa không khí, nhịp nhàng úp lên lưng bé từ vị trí trên mông đến dưới cổ một cách nhẹ nhàng.

9. Bụng (Vuốt nhẹ bằng lòng bàn tay) Bạn đặt cả hai tay áp sát vào phần da bụng của bé. Lần lượt sử dụng mỗi tay, luân phiên vuốt bụng bé thật nhẹ nhàng từ trên xuống dưới. 

10. Từ vai xuống cổ tay (Vuốt nhẹ bằng bốn ngón tay) Dùng toàn bộ bốn ngón tay vuốt thẳng từ vai xuống cổ tay của bé. 

11. Toàn thân (Vuốt nhẹ bằng lòng bàn tay) Đến thời điểm kết thúc thời gian mát xa, bạn dùng lòng bàn tay, vuốt nhẹ da bé từ đầu xuống ngực, xuống bụng, xuống cổ, xuống bắp đùi và đến tận ngón chân một lượt để lấy lại sự cân bằng.

VI. Những điều cần chú ý khi mát xa cho bé


Việc mẹ không tập trung trong lúc đang mát xa cho bé là nguyên nhân gây ra nhiều sự cố đáng tiếc. Để tránh điều này, chúng tôi đã tóm tắt ở dưới đây những điểm thiết yếu bạn cần lưu ý trong khi thực hiện: 

1. Không kéo chân tay bé một cách khiên cưỡng

Hệ xương, cơ của bé vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nhiều tổ chức xương còn mềm và dễ bị trật ra. Vì thế khi tiến hành mát xa tay chân cho bé, bạn tuyệt đối không tùy ý dùng lực kéo hay điều chỉnh các khớp xương, hãy để bé trong tư thế tự nhiên rồi mới bắt đầu các động tác mát xa. 

2. Đừng im lặng khi mát xa cho bé, hãy vui cười chuyện trò với bé

Khi chỉ im lặng và tiến hành xoa bóp cho bé một cách vô thức, bạn sẽ không thể truyền cho bé niềm vui khi được mẹ mát xa.

Bạn có thể hát lên những bài ca vui nhộn hoặc chuyện trò với bé bằng những câu như “Vui quá phải không con?”, dẫu bé không thể đáp lời bạn đi chăng nữa thì hành động này sẽ kéo trái tim của mẹ và bé lại gần nhau hơn. 

Nước lá tắm thảo dược của người Dao Đỏ giúp ngừa hậu sản, đẹp da, cơ thể thơm ngát sau sinh. Các mẹ đừng bỏ qua sản phẩm này nhé!

3. Đợi bé đủ 1 tháng tuổi rồi mới mát xa cho bé
Đối với bài mát xa cơ bản, bạn nên thực hiện sau khi bé đã trải qua đợt kiểm tra sức khỏe tổng quát một tháng sau khi sinh. Ngoài ra, bạn không nên đột ngột mát xa toàn thân cho bé. Bạn có thể bắt đầu với tay chân, sau khi bé đã quen thì mới mở rộng phạm vi mát xa ra toàn cơ thể. 

4. Mát xa không phải là phương pháp trị bệnh

Mát xa tại nhà không phải là một giải pháp y tế. Nếu bé đang bị bệnh nặng, bệnh mãn tính, đang uống thuốc điều trị thì bạn nhất định phải thảo luận trước với bác sĩ về việc mát xa cho bé. 

5. Đặc biệt chú ý rằng: Không dồn nhiều lực vào các động tác mát xa

Đôi khi bạn nghĩ rằng mình chỉ chạm nhẹ vào bé thôi nhưng có trường hợp bé lại bị kích thích quá mức. Thay vì suy nghĩ rằng “Thế này là đủ nhẹ rồi” thì câu hỏi “Liệu mình là như thế này có quá tay không nhỉ?” và tốt nhất là hãy chạm vào bé càng nhẹ nhàng càng tốt. Đặc biệt, đối với trẻ còn nhỏ tháng, bạn càng phải để ý sát sao hơn. 

6. Nếu thấy bé tỏ vẻ khó chịu thì phải ngừng mát xa ngay

Khi bé tỏ ra khó chịu và không thích matxa thì bạn hãy dừng ngay hoạt động này lại. Đơn giản, là do bé cảm thấy không vui hoặc có vị trí nào đó trên cơ thể bé không được khỏe.

Cần phải quan sát thái độ của trẻ để quyết xem mình có nên ngừng hay tiếp tục lại, tuyệt đối đừng tự ý quyết định hoặc ép trẻ. 

7. Tuyệt đối không ấn vào đỉnh đầu của bé

Hình dạng xương sọ của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, có một vùng xương hở ra gọi là “thóp” rất mềm. Trước khi bé lên một tuổi rưỡi thì bố mẹ cần phải luôn chú ý, tuyệt đối không ấn vào vị trí này. Khi đủ một tuổi rưỡi, thóp sẽ tự đóng lại. 

8. Nhìn biểu hiện của bé để quyết định số lần lặp lại các động tác hỗ trợ vận động xương khớp

Liên quan đến số lần lặp lại các thao tác mát xa tác động đến xương khớp, nếu trẻ chưa được 1 năm tuổi thì mỗi loại động tác làm 2-3 lần, với trẻ trên 1 tuổi thì lặp khoảng khoảng 5-6 lần.

Do tình trạng phát triển và trưởng thành của mỗi bé mỗi khác nên trong khi thực hành, bạn đừng quên nhìn biểu cảm của trẻ. Nếu thấy bé tỏ ra khó chịu thì hãy dừng lại ngay lập tức.
 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng