ĐẶC ĐIỂM RỄ BỒ CÔNG ANH
- Bồ công anh có tên khoa học là Taraxacum officinale Wigg, thuộc họ cúc(Asteraceae).
- Dân gian thường gọi là rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại, mũi mác, rau lưỡi cày.
- Là loại cây thân thảo, sống dai nhờ vào nhờ rễ phụ hình trụ phù to, dài, khỏe, có nhũ dịch trắng.
Cây bồ công anh
- Lá mọc chụm ở đất, không lông, thuôn dài hình trái xoan ngược, chẻ thành thùy nhọn
- Hoa màu vàng giống hoa cúc. Khi già sẽ tạo thành những cánh hoa khô và bay khắp nơi.
- Rễ mọc thẳng, đâm sâu xuống mặt đất, xung quanh có các rễ phụ.
Nhờ tác dụng của rễ bồ công anh có dược tính cao, nên hiện nay chúng được nhiều người săn lùng để sử dụng
CÔNG DỤNG CHÍNH CỦA RỂ BỒ CÔNG ANH
- Bồ công anh điều trị bệnh sưng vú, tắc tia sữa rất hiệu quả
- Rễ cây còn có tác dụng ức chế sự phát triển của khối U, thường dùng làm thuốc điều trị bệnh Ung thư (Đặc biệt là ung thư máu)
- Bồ công anh thường được dùng kết hợp với các cây thuốc nam khác để điều trị bệnh đau dạ dày, ăn uống kém tiêu.
- Giải độc mát gan, lợi mật, tăng bài tiết dịch mật.
- Ngoài ra cây còn được dùng để điều trị mụn nhọt đang sưng mủ, hay bị mụn nhọt.
- Điều trị rắn độc cắn.
ĐỔI TƯỢNG SỬ DỤNG
- Bệnh nhân Ung thư.
- Người bị viêm túi mật, polyp túi mật.
- Người bị viêm gan B, men gan cao.
- Người bị đau dạ dày, mắc bệnh đường ruột, tiêu hóa kém.
- Người bị mụn nhọt, xưng đau, rắn cắn.
- Phụ nữ bị tắc tia sữa.
MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY TỪ RỄ BỒ CÔNG ANH
Sau đây là một số bài thuốc bất hủ về rễ bồ công anh :
♦ Hỗ Trợ Tiêu Hóa
Rễ bồ công anh sở hữu đặc tính nhuận tràng, chứa các inulin và chất nhầy, từ đó có tác dụng làm dịu đường tiêu hóa.
Ngoài ra, các chất chống oxy hóa của loại cây cỏ này giúp cho hấp thu các độc tố từ thực phẩm và kích thích sự tăng trưởng các vi khuẩn ruột có ích đồng thời ức chế và ngăn cản vi khuẩn đường ruột có hại.
♦ Thải Độc Gan
Bồ công anh cải thiện các chức năng của gan thông qua việc kích thích gan một cách tự nhiên và thúc đẩy tiêu hóa. Nhờ các chất oxy hóa mà rễ bồ công anh có thể loại bỏ độc tố tích tụ lâu ngày trong gan, giúp tái cân bằng điện giải và tái lập các hydrat.
Vì vậy, bổ sung rễ bồ công anh vào bữa ăn cũng là một cách thải độc gan an toàn và hiệu quả.
♦ Giảm Huyết Áp Cao
Đối với những người bị huyết áp cao, rễ bồ công anh được biết đến là loại "thuốc"đặc biệt hiệu quả để hạ huyết áp xuống mức an toàn. Bởi loại rễ này chứa kali để ổn định huyết áp.
♦ Điều Hòa Đường Huyết
Một lợi ích sức khỏe tuyệt vời của rễ bồ công anh là nó kích thích tuyến tụy sản xuất insulin.
Ngoài ra, loại cây này còn được coi là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên, giúp loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể và cũng như loại bỏ đường bị tích tụ trong thận mà hầu hết các bệnh nhân tiểu đường đều mắc.
♦ Điều Trị Viêm Túi Mật, Polyp Túi Mật
Dùng lá bồ công anh phơi khô 30g/ngày pha nước uống hàng ngày như trà.
♦ Ngăn Ngừa Ung Thư
Một trong những lợi ích quan trọng nhất đó là bồ công anh có tác dụng phòng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư vú và tuyến tiền liệt.
Mặc dù chưa có kết luận chính thức về việc rễ bồ công anh chứa các thuộc tính có thể tiêu diệt các tế bào ung thư nhưng không thể phủ nhận mối liên hệ chặt chẽ giữa ung thư và rễ bồ công anh.
♦ Ngăn Ngừa Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu
Do tính chất lợi tiểu, bồ công anh tốt cho hệ tiết niệu; giải độc và làm sạch thận; kích thích tăng trưởng các lợi khuẩn trong hệ tiết niệu; ức chế vi khuẩn có hại nhờ các đặc tính tẩy bỏ của bồ công anh.
Bạn có thể sử dụng bằng cách uống trà hoặc thêm vào bữa cơm hàng ngày.
♦Tăng Cường Hệ Miễn Dịch
Một lợi ích đáng ghi nhận nữa của rễ bồ công anh là tăng cường hệ miễn dịch. Các hợp chất trong loại rễ này thúc đẩy khả năng miễn dịch, từ đó bảo vệ cơ thể khỏi các loại nhiễm trùng.
Về tác dụng của bồ công anh, mời quý khách tham khảo thêm bài nghiên cứu sau đây trong cuốn "Việt Nam dược học - 10 cây thuốc chữa 100 thứ bệnh" :
BỒ CÔNG ANH
Thổ sản: Nước ta nơi nào cũng có, mọc ở vườn, đất hoang. Thường mọc về mùa xuân.
Hình sắc:
- Bồ công anh thuộc loại rau diếp có nhiều giống:
- Một giống lá nhỏ và dài, thân cây thấp, như lá diếp đắng, tiết tháng hai tháng ba giữa cây trở lên một cái nõn thẳng, trên có hoa như hoa cúc vàng, bẻ ra cỏ sữa trång.
- Một giống thân cao, trên ngọn có nhiều lá áp vào thân, lá nhỏ và dài trong có nhiều sữa trắng; trên nõn có nhiều hoa, Sắc vàng ở trong có nhiều tua.
- Một giống nữa, thân và lá cũng như thế, nhưng sắc tía. Thứ này làm thuốc tốt hơn.
Một giống nữa, mọc lan trên đất, lá mặt trên sắc xanh lục, mặt dưới tím lục, hoa cũng tím, tục gọi là Tử hoa địa đình.
Cây có hoa vàng gọi Hoàng hoa địa đinh, cây có hoa trắng gọi Bạch hoa địa đinh, không có hoa gọi Địa đảm thảo.
Tính chất:
- Cả mấy giống đều có tính hòa-bình, không độc, khí hàn, vị đắng mùi nồng.
Tốt xấu: - Thứ nào là nhỏ và dài, thân và cành sắc tím là tốt hơn.
Cách trồng: - Chỗ nào cũng có thể trồng được, nhất là đất ướt nhuận thì hơn, gieo bằng hột.
Mùa hái: Tháng tư, tháng năm vừa độ có nhiều sữa, hái về rửa sạch, phơi trong bóng râm cho khô (âm can). Dùng thứ tươi thì tốt hơn.
Công dụng: Giải nhiệt độc và tán trệ khí, chữa ung nhọt vú sưng lên có hạch; thang huyết và thêm sữa, bổ dạ dày và lợi tiểu tiện, chữa bệnh lậu và bệnh thủy thũng.
Phân lượng: Dùng từ đồng rưỡi đến ba đồng.
Cấm kỵ: bệnh không có thấp nhiệt ung độc không nên dùng.
Khảo chứng: Các sách thuốc Tàu nói:
1) Vướng phải chất độc của linh chấp con Đường lang (Ngựa trời hay bọ ngựa sinh ra nhợt lở… lấy mủ Bồ công anh bôi vào là khỏi.
2) Bồ công anh giải thực độc, tán trệ khí, hòa nhiệt độc, tiêu ác thũng và kết hạch, đinh sang.
3) Bồ công anh dùng để xát răng, vừa trừ sâu vừa làm cho bền răng; lại làn den râu tóc và mạnh gân cốt (Lý-thời-Trân).
4) Bồ công anh vị ngọt, tính hòa bình, không độc, vào Can và Vị, giải nóng, mát huyết; chữa nhọt độc ở vú sưng - thũng rất hay. Nhai sống nuốt nước, còn bã đắp hgoải, thì tốt hơn sắc uống. (Trừu Hy Ung)
5) Đầu vú (nhũ dầu ) thuộc Can; buồng Vú (nhũ phòng thuộc Vị (dạ dày); chứng nhũ ung, nhũ nham vì nóng quá huyết trệ lại dùng bồ công anh là thuốc vào hai kinh ấy, bên ngoài đắp cho khỏi sưng, bên trong uống với các vị như: hạ khô thảo, bối mẫu, liên kiều, bạch chỉ để tiêu độc (Hoàng cung tú).
6) Bồ công anh cây non làm rau ăn, cây già dùng làm thuốc, là một cây thuốc đáng quý; không chỉ dùng chữa một chứng đau vú mà thôi. (Vương-sĩ-Hùng)
Người Nhật Bản nói:Thuốc Tầu thường dùng rễ Bồ công anh chữa hoàng –đản; thuốc Tây cũng có dùng. Trong các hàng thuốc ta (Nhật Bản) cũng có bán dễ làm thuốc bổ dạ dày.
Người Âu - châu nói: Đọt cây này đã lên cao rồi, có nhiều sữa trắng, vi rất đắng, mùi như thuốc phiện. Sữa ấy bác Duncan người Anh bắt đầu thử dùng cho bệnh; sau tiếp đến bác sĩ Aubergier người Pháp cũng dùng ; đều thấy được kết qủa tốt. Sữa ấy đặt tên là Lactucarium, sữa này khi mới chảy ra sắc trắng, sau đặc lại 2 ra sắc nâu đen, không dính bằng thuốc phiện, lúc rắn lại dễ bẻ gẫy.
Ông Galien dùng nhựa Bồ công anh chữa khỏi bệnh đau dạ dày, sau lại dùng làm thuốc mê nữa.
Bác sĩ Duncan và Bidault đã công nhận rằng Bồ công anh cũng có công hiệu như chất nhựa nha phiến, có khuyên các dồng nghiệp nên dùng thay nha phiến.
Ông Y. Clément nói: Rễ nó có chất thông tiểu tiện, nên dùng chữa bệnh lậu, chữa phong thấp, lại có chất đắng nên dùng làm thuốc nhuận táo. Lá nó có nhiều chất dùng làm thuốc tư nhuận, sắc uống khỏi bệnh táo, chữa tỳ, vị yếu hèn và giải nhiệt, Ngọn non cũng có thể làm thuốc dễ ngủ và chữa bệnh đau đầu.
Ông Geoffroy nói chắc rằng : Bồ công anh làm thuốc yên tâm thần, bớt lo nghĩ, lánh bệnh nắc bệnh ợ.
Bác sĩ Brel có nói trong báo Guerit rằng: Người xưa cho cây bồ công anh vào hàng cây lợi tiểu tiện và có khí hàn.
P.J. Baptiste Chomel dùng rễ để điều hòa tiểu tiện, chữa sốt rét đau bụng, bệnh sa lâm, chữa ho, chữa phong thấp thi sắc nước hòa với sữa, sữa một phần, thuốc một phần, gia vào một ít đường, ngày uống hai lần, sảng và chiều.
Ông Mathiole thường dùng với rau muống để chữa bệnh lỵ. Ông Parkinson dùng rễ và lá nấu với rượu vang để chữa bệnh đau phổi và chứng sốt rét.
Ông Ethmutler cũng nói nó có công hiệu chữa bệnh sốt rét rất hay.
Ông Garidel đã thí nghiệm nhiều lần và đã xét ra rằng: những người bị sốt rét, mình mẩy khô ráo, rất nên dùng nó, hay hơn thuoc ký ninh (quinine).
Ông Barbette dùng nhựa bồ công anh và mấy vị thuốc nữa để chữa các bệnh ở trong như bệnh đau phổi.
Năm 1829 Ống Thilang dùng rễ và lá nó để lợi tiểu tiện, chữa cước khí và sốt rét.
Hiện nay người Anh đang khảo cứu. Ông Power và Broning đã phân chất rễ nó, xét ra có sức lợi tiểu tiện là đúng. Dùng ba bốn thước rễ còn tươi, nấu trong một lít nước, cho sôi trong 10 phút, rồi uống mỗi ngày 4 chén lúc ăn cơm.
Bồ công anh không những chỉ dùng làm thuốc mà thôi, ta còn thường dùng làm rau ăn, vì nó có vị thơm, làm gia vị. rất hợp.
Sách Thực vật học có nói đã đem phân chất cây Bồ công anh thì thấy rễ nó có những chất như Nhân sâm, Long đởm và Khổ thái; mủ nó ngào thành cao uống thay được cafe; hoặc sao tán ra bột lẫn với café để làm thuốc lợi tiểu tiện, thanh huyết, giải nhiệt và tiêu đinh nhọt.
Ông Chu Chấn Hanh nói: “Hợp với kim ngân hoa sắc lên chế vào một ít rượu chữa nhọt vũ sưng đau; hễ uống rồi là muốn ngủ, tức thuốc chuyển; ngủ một giấc thức dậy có dâm dấp mồ hôi là bệnh khỏi.
Xưa Việt Vương gặp một người truyền cho bài “Hoàn thiếu đơn” làm thuốc bền răng, cứng gân cốt, người già uống râu tóc đen lại, răng rụng rồi lại mọc. Uống bài thuốc ấy đến già vẫn khỏe mạnh. Bài thuốc như sau :
Một cân Bồ công anh vừa lá vừa rễ, rửa sạch phơi trong râm cho khô (àm can). Một lạng muối, 5 đồng Hương phụ.
Hai vị sao tán nhỏ cho lẫn vào Bồ công anh, ướp một đêm, chia làm 20 phần vắt lại, lấy giấy bản gói ba bốn lớp, ngoài lấy đất bọc kín, cho vào bếp nướng bao giờ đỏ thì lấy ra để nguội, gỡ đất bọc ngoài, còn đem tán bột, mỗi ngày sáng dậy và buổi chiều, xát vào răng, rồi nuốt lấy, hoặc nhổ ra tùy ý. Làm như thế hàng tháng sẽ kiến hiệu.
Tổng kết:
Cây Bồ công anh rất thường, nhưng quý lắm, các nước đều công nhận:
1. Chữa tắc tia sữa, vú sưng cảy và định nhọt
2. Thanh huyết, bổ tỳ, mạnh vị
3. Thông lợi. tiểu tiện, chữa bệnh lâm, lậu
4. Có thể làm thuốc ngủ
Quý khách muốn mua hàng hoặc cần tư vấn về triêu chứng bệnh vui lòng liên hệ với chúng tôi để được chuyên viên tư vấn MIỄN PHÍ.
==> Hotline tư vấn 24/7: 0912944324 (Ms Vân) - 0356150986
Xem thêm