Dịch cân kinh cho người mới bắt đầu (Phần II: 12 thức của Dịch cân kinh)

Sau đây là 12 chiêu thức của Dịch cân kinh. Khi quý vị giảng giải cho người khác, có thể họ đã biết những động tác có khác. Lý do, có thể họ học ở các Võ sư, mà bản chất của các Võ sư là luyện lực. Quý vị cần phân tích cho họ biết cái khác nhau. Cũng có thể Quý vị sẽ gặp những người luyện phải bản bịa đặt. Phần tôi trình bầy đây là theo bản của Đại học Y khoa Thượng Hải và tham chước bản của các Đại học Thành Đô, Giang Tô, Bắc Kinh, Vân Nam.

Xem thêm: Dịch cân kinh cho người mới bắt đầu (Phần I: Khái quát về Dịch cân kinh)

Phần thứ ba: 12 Thức Dịch Cân kinh 

Thức thứ nhất: Cung thủ đương hung (Chắp tay ngang ngực)

1. ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ

1.1. Tý tiền bình cử (hai tay đưa ngang về trước), hai tay duỗi thẳng, hai bàn tay từ từ úp vào nhau, rồi đưa lên tới vị trí ngang ngực. (H1).

 

1.2. Cung thủ hoàn bao (vòng tay khép lại): cùi chỏ từ từ co lại, cho đến khi hai cánh tay ép nhẹ vào thân. Hai bàn tay hướng thượng. Hai vai hạ xuống, xả khí trong lồng ngực. Xương sống buông lỏng. Khí trầm đơn điền. Lưỡi đưa sẽ chạm lên nóc vọng (palais). Giữ tư thức từ 10 phút đến một giờ, mắt như nhìn vào cõi hư vô, hoặc nhìn vào một vật thể thức xa. Cứ như vậy trong khoảng một thời gian nhất định, tâm trung cảm thấy thông sướng. Đó là cách thượng hư hạ thực.(H2).

 

2. HIỆU NĂNG

Trừ ưu, giải phiền, Giao thông tâm thận.

3. CHỦ TR

Mất trí nhớ, tim đập thất thường. Dễ cáu giận, Nóng nảy, thiếu kiên nhẫn, Trong lòng lo sợ vô cớ, Thận chủ thủy, tâm chủ hỏa. Khi tâm thận bất giao, tức thủy không chế được hỏa, sẽ sinh mất ngủ, mất trí nhớ. Thức này có thể điều hòa tâm thận.

4. NGUYÊN BẢN 

 

Kem xóa nhăn tức thì chống lão hóa cho làn da, cho bạn làn da căng bóng và mịn màng chỉ sau vài lần sử dụng

Thức thứ nhì: Lưỡng kiên hoành đản (Hai vai đánh ngang)

1. ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ 

1.1. Án chưởng hành khí ( án tay, khí lưu thông), tiếp theo thức thứ nhất, hai bàn tay từ hợp rời nhau, úp xuống tới bụng, rồi đưa ra sau lưng (H3), đồng thời ý khí theo bàn tay trầm đơn điền.

 

1.2. Lưỡng tý hoành đản ( hai tay ngang vai): hai tay từ từ đưa lên ngang vai, hai bàn tay hướng lên trời, mắt khép lại, dùng ý dẫn khí phân ra hai vai, bàn tay. Mắt từ từ mở ra. Lưỡi từ nóc vọng hạ xuống. Ý khí trên đầu, hông, đùi buông lỏng. Giữ tư thức càng lâu càng tốt.(H4)

 

2. HIỆU NĂNG

Tráng yêu, kiên thận (làm cho lưng mạnh lên, giữ thận chắc chắn.) Xả hung lý khí ( làm cho lồng ngực mở ra, giữ khí điều hòa).

3. CHỦ TRỊ

Trị chứng yếu thắt lưng, Bảo vệ thận, Trị chứng uất kết lồng ngực (thần kinh), Giữ toàn thể xương sống khi bị yếu (sau khi bệnh, tuổi già).

4. NGUYÊN BẢN 

 

Bột chà trắng răng Mộc Xuân tán cho bạn hàm răng trắng sáng mà không cần đền nha khoa

 

Thức thứ ba: Chưởng thác thiên môn (Hai tay mở lên trời)

1. ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ

1.1. Cử tý triển mục (nâng tay, phóng mắt) : đưa tay, mở mắt, tiếp theo thức thứ 2, hai tay đưa thẳng lên trời, hai lòng bàn tay đối nhau. Đồng thời ngửa mặt nhìn trời (H5). Giữ tư thức dài, ngắn tùy hoàn cảnh. Như nhìn trời lâu mỏi mắt, thì hai mắt khép nhỏ lại dùng ý dẫn khí, tưởng như dẫn thiên khí vào não, theo xương sống (Đốc-mạch) tới ngang thắt lưng (huyệt Mệnh môn) rồi tỏa nạp sang thận .

 

1.2. Chưởng thác Thiên môn (chưởng xuyên cửa trời): Tiếp theo, ngửa hai bàn tay lên trời, các ngón hai bàn tay đối nhau. Lưỡi từ từ nâng lên. Mặt nhìn trời, hướng vào chân trời xa xa (H6). Luyện càng lâu càng tốt. Khi mắt mỏi, thì từ khép nhỏ lại, tưởng tượng nhìn thấy đôi mắt trời.

 

1.3. Phủ chưởng quán khí (úp chưởng thu khí) : tiếp theo thức trên, hai chưởng quay ngược hướng hạ. Hai cùi chỏ vòng như vòng cung. Đầu, cổ thẳng, mắt nhìn về trước, lưỡi hạ xuống (H7). Khi trở chưởng, ý niệm tưởng tượng thu được thiên khí, chuyển thẳng xuống ngang lưng; rồi lại thu thiên khí vào bàn tay nhập não (huyệt Bách-hội), qua hầu đưa tới hậu môn (huyệt Hội-âm). Những vị bị huyết áp cao, thì dẫn khí từ hậu môn xuống lùi, rồi tỏa xuống bàn chân, đưa xuống đất.

Hình 7

1.4. Án chưởng tẩy tủy (án tay, tẩy tủy) : tiếp theo thức trên, hai tay từ từ hạ xuống tới bụng, rồi buông thõng (H3). Ý niệm khí từ não (huyệt Bách hội) theo não, dọc xương sống (Đốc- mạch) xuống xương cụt, đùi, bắp chân, thoát ra bàn chân.

2. HIỆU NĂNG

Ích tủy kiên thận

3. CHỦ TRỊ

Trị đau ngang lưng, Đau phía sau vai, Trị tất cả các bệnh phiền táo, cáu giận. Nữ kinh nguyệt thất thường, Nam khó khăn sinh lý, Hay quên. Trẻ con chậm lớn, Thần kinh suy nhược.

4. NGUYÊN BẢN 

Đặc trị viêm xoang của người Dao Đỏ trị dứt điểm viêm xoang, viêm mũi dị ứng

 

Thức thứ tư: Trích tinh hoán đẩu (Với sao, đổi vị)

1. ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ

1.1. Chỉ thủ kích thiên (bàn tay chỉ trời): tiếp theo thức trên, chưởng phải di chuyển tới vị trí ngang lưng, úp bàn tay vào sống ngang lưng (huyệt Lao-cung áp vào huyệt Mệnh-môn). Đồng thời tay trái đưa lên cao, chưởng mở rộng hướng sang phải. Lưỡi từ từ nâng cao. Mắt nhìn vào tay. (H8). Thức này phải buông lỏng cần cổ, dẫn khí từ não (huyệt Bách-hội) theo xương sống (Đốc-mạch tới huyệt Mệnh-môn). 


Hình 8

1.2. Phủ chưởng quán khí (úp chưởng thu khí): tiếp thức trên, chưởng trái hơi hạ xuống, đầu cổ ngay. Đỉnh lưỡi từ từ hạ xuống. Hai mắt nhìn thẳng, hơi khép lại. (H9). Ý niệm khí từ lưng bàn tay trái thoát ra. 

Hình 9

1.3. Án chưởng tẩy tủy (giữ bàn tay, tẩy tủy): tiếp theo thức trên, tay trái từ từ hạ xuống ngực, bụng (H10). Ý niệm như trên. 

Hình 10

2. HIỆU NĂNG

Điều lý tỳ vị (điều hòa khí tỳ vị).

3. CHỦ TRỊ

Trị tất cả các bệnh tỳ vị, ruột. Trị các bệnh vai, cổ, lưng.

4. NGUYÊN BẢN 

Thức thứ năm: Trắc sưu cửu ngưu vỹ (Nghiêng mình tìm đuôi trâu)

1.    ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ

1.1. Cung bộ quan chưởng (bước khom, quay chưởng) : đổi tư thức, hai bàn tay nắm nhẹ, đưa ra sau lưng, chưởng tâm hướng thượng. Chân trái bước về trước một bước, gối khom xuống hình cung, đồng thời tay trái đưa lên ngang với đầu đỉnh, chưởng tâm hướng nội. Trong thức này, mắt nhìn vào chưởng trái. Tay phải hơi đưa về sau. Hô hấp tự nhiên, lưỡi đưa lên trên. (H11). Đổi thức, phải, trái giống nhau, duy phương hướng khác biệt.

Hình 11

1.2. Thanh hư tẩy tủy ( buông lỏng tẩy tủy): vẫn tư thức trên, hai chưởng mở ra buông lỏng, đỉnh lưỡi hướng thượng, mắt khép nhẹ. Dùng ý dẫn khí từ bàn tay (Huyệt Lao-cung) đưa khí vào thân, hàm, răng, nhập não (Huyệt Bách-hội), rồi đưa theo xương sống (Đốc-mạch) xuống đùi, chân, bàn chân (Huyệt Dũng-tuyền). (H12). Đổi thức, phải, trái giống nhau, duy phương hướng khác biệt. (3) Tiếp cốt tẩy tủy (thấm xương tẩy tủy), tiếp thức trên. Chân trái thu hồi, cùng chân phải song song. Hai tay cũng thu hồi, buông thõng bên hông, rồi từ từ đưa lên cao như phần (3) và (4) thức thứ ba.

Hình 12

2. HIỆU NĂNG

Cường kiên tứ chi, Ích tủy, trợ dương.

3. CHỦ TRỊ

Tất cả các chứng đau nhức tứ chi, Đau ngang lưng, Dương ủy (Impuissances sexuelles) Di, mộng tinh. Nữ lãnh cảm, Tất cả các bệnh thời kỳ mãn kinh.

4. NGUYÊN BẢN 

Kem da liễu họ Chúc điều trị viêm da cơ địa, nấm ngứa, vẩy nến, mề đay,...

 

Thức thứ sáu: Xuất trảo lượng phiên (Xuất móng khuất thân)

1.    ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ

1.1. Quật quyền liệt yêu ( móc quyền chuyển lưng): tiếp theo thức trên, gập người về trước 90 độ. Hai tay tự nhiên buông thõng. Mắt nhìn thẳng về trước. Sau đó từ quyền biến ra chưởng (bàn tay mở ra), rồi người từ từ thẳng dậy, hai cánh tay ép nhẹ vào thân, bàn tay hướng thượng. (H13). Khi người gập xuống thì Thổ. Lúc người thẳng dậy thì Nạp.

 

1.2. Lưỡng chưởng tiền thôi (đẩy hai chưởng về trước), tiếp theo thức trên, hai tay do quyền biến chưởng, từ từ đẩy về trước, chưởng tâm hướng về trước. Hai cánh tay thẳng ngang với vai. Hai mắt nhìn về trước. (H14).

 

1.3. Hấp khí hồi thu ( hít khí, trở lại bình thường), tiếp thức trên, bàn tay buông lỏng, cùi chỏ gập, hai tay từ từ thu lại, đưa ngang lưng, Nạp khí. Nếu sức yếu, hoặc tuổi cao thì chỉ luyện một lần. Còn như thanh tráng niên muốn tăng cường thể lực có thể tiếp tục: hai tay đưa lên, chưởng tâm hướng thượng Thổ ra rồi hạ xuống Nạp vào. Luyện liền 7 lần.

2. HIỆU NĂNG

Bổ tinh ích thận, Dưỡng tâm kiên phế,

3. CHỦ TRỊ

Trị tất cả các bệnh tâm, phế, thận mãn tính. Trị các bệnh cườm tay.

4. NGUYÊN BẢN 

Thức thứ bẩy: Bạt mã đao thế (Cỡi ngựa vung đao)

1. ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ

1.1. Định thân bối kiến ( đứng vững, nhận lưng) : trở lại tư thức dự bị lúc đầu. Tay phải đưa ra lưng, xương sống nơi ngang thắt lưng (huyệt Mệnh môn), chưởng tâm quay về sau (tức lưng bàn tay áp vào xương sống). Đồng thời tay trái cử cao hơn đầu. Co cùi chỏ lại, tay úp vào gáy, ngón tay ép lên tai phải. Chưởng tâm hướng về trước. Sau khi đạt thức rồi, đầu đỉnh, sống lưng đồng thời nghiêng phải , mắt nhìn vào ngón chân. (H15). Đỉnh lưỡi đưa lên. Đổi, phải trái cùng thức, duy phương hướng khác nhau.

 

1.2. Đầu trắc thượng quan ( đầu nghiêng, nhìn lên) : tiếp thức trên. Thân trở về chính vị. Nghiêng đầu, nhìn lên, hai mắt hướng về phương xa. (H16). Đổi, phải trái cùng thức, duy hướng trái ngược nhau.

2. HIỆU NĂNG

Làm mạnh, làm chắc chắn lưng bụng, lồng ngực, cùng cổ.

3. CHỦ TRỊ

Trị tất cả các bệnh bụng, lưng, ngực, cổ, Bàn tọa, ngang lưng.

4. NGUYÊN BẢN

Hình cổ bị mờ, bỏ qua, vì không cần thiết. Tuy nhiên nguyên bản vẫn còn đủ: 

Thức thứ tám: Tam thứ lạc địa (Ba lần xuống đất)

1.    ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ

1.1. Hạ án tẩy tủy (án phía dưới, tẩy tủy) : tư thức như dự thức đầu. Hai tay từ từ cử lên trên, chưởng tâm hướng thượng tới đầu đỉnh. Hai chưởng tâm đối nhau, đồng thời ngước mắt nhìn trời. Hai mắt nhìn về phía vô tận của bầu trời. Lưỡi đưa lên cao. Sau đó đầu cổ thẳng, úp chưởng hướng trở xuốngï, rồi hạ tay xuống ngang bụng. (H17). Ý niệm "Chưởng thác thiên môn" như đệ tam thức.

1.2. Mã bộ tồn án (xoạc chân trên lưng ngựa) : tiếp thức trên, gập gối như ngồi trên lưng ngựa, đồng thời hai tay phân hướng hai bên thân, các đầu ngón tay hướng ngoại. Đó là thức mã bộ, mắt nhìn về trước. Lồng ngực, lưng, đùi như mở ra thành thức thượng hư hạ thực. (H18).

 

1.3. Chưởng thác thiên cân (chưởng đẩy nghìn cân) : tiếp theo thức trên. Hai chân đang xoạc, thu hẹp lại. Hấp khí. đỉnh lưỡi hướng trời. Đồng thời hai chưởng hướng thượng như đẩy vào một vật nặng nghìn cân, khi tới ngang vai thì đưa hai tay thành vị trí với vai thành đường thẳng. Hô khí. Hai bàn tay hướng lên trời. Giữ nguyên tư thức, một thời gian. Kế tiếp hai tay hạ xuống, gối gập như ngồi trên yên ngựa. Hai tay ép sát người, bàn tay hướng ngoại. Hô khí. Luyện liền ba thức (H19). Những người huyết áp cao, hay thấp khi luyện thức này phải rất khoan thai. Thanh tráng niên trái lại luyện với tốc độ nhanh.

 

1.4. Hạ án tẩy thủy (án dưới tẩy tủy) : sau khi hoàn thành thức cuối thì , đứng thẳng dậy, hai tay từ từ đưa ngang đầu, chưởng tâm đối nhau, nghiêng đầu nhìn ra xa, đỉnh lưỡi nâng cao. Đầu cổ thẳng, hai tay hạ xuống ngang bụng như thức thứ 8 (H17).

2. HIỆU NĂNG

Bồi bổ nguyên khí, Cường kiên cân lực, (làm mạnh, làm gân chắc chắn).

3. CHỦ TRỊ

Trị lưng đau, Dương ủy (bất lực sinh lý). Các bệnh về chân.

Đặc trị sâu răng của người Dao Đỏ trị ngay tức thời sâu răng, viêm lợi, tụt lợi,...

 

Thức thứ chín: Thanh long thám trảo (Rồng xanh giương vuốt)

1. ĐỘNG TÁC, TƯ THỨC

1.1. Khuất quyền liệt yêu (gập quyền, xuyên lưng) : như thức thứ 6, Xuất trảo lượng phiên và Khuất quyền liệt yêu. (H13).

1.2.Khất thân thám chưởng (nhiêng mình xuất chưởng) : quyền phải đưa ra sau lưng (huyệt Mệnh-môn). Quyền trái đưa lên khỏi đầu. Lưng, đầu từ từ nghiêng qua phải. Tay trái vòng qua đỉnh đầu nghiêng theo, tay phải tự nhiên bị vòng ra phía hông. Sau đó toàn thân chuyển sang phải, trong khi hai chân giữ nguyên vị trí. Mắt nhìn đầu bàn tay trái. (H20). Đổi hướng phải trái giống nhau, duy phương hướng khác nhau.

1.3. Khuất thân quá mạch (hạ thân dưới gối) : quyền phải áp vào giữa sống lưng, gập gối, xoạc chân. Chưởng tâm trái hướng thượng, lưng bàn tay cách mặt đất khoảng 10 cm, chuyển tay song song với mặt đất từ bên phải sang phía chân trái. Tay phải từ quyền biến thành chưởng đưa xuống thấp. Thân thể do nghiêng chuyển sang ngay, song chưởng đưa ra hai bên đùi. (H21). Đổi hướng phải, trái giống nhau, duy phương hướng khác nhau.

1.4. Tiếp cốt tẩy thủy : giống như thức thứ 5.

2. HIỆU NĂNG

Cường yêu kiên thận (làm mạnh lưng, kiên cố thận).

3. CHỦ TRỊ

Trị tất cả các bệnh đau xương sống kinh niên. Trị các bệnh về thận: Yếu sinh lý, hay quên, răng lung lay,

4. NGUYÊN BẢN 

Cai rượu Đông y Ông Bút

Thức thứ mười: Ngoạ hổ phốc thực (Cọp đói vồ mồi)

1.    ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ

1.1. Hổ cứ thâm sơn (hổ ngồi trong rừng sâu) : khởi từ dự bị thức. Hơi cúi về trước, hai bàn tay khum khum thành quyền đưa về trước. Quyền tâm hướng thượng. Tới ngang với ngực, chưởng tâm hướng nội, gối hơi khum lại.

1.2. Cung bộ tiền phó (khum người hướng trước) : chân trái bước về trước một bước, khum lại, đồng thời hai tay đưa thẳng về trước, hai bàn tay như móng cọp. (H22-1-2). Hai mắt nhìn vào song chưởng, miệng gầm thành tiếng "Huồm" như cọp gầm. Kế tiếp, hai bàn tay án ở hai bên chân trái, lồng ngực xả khí, đầu ngước lên, mắt nhìn thẳng (H22-3). Hai chân bất động, đứng dậy, hai tay nắm thành quyền song song ngang hông (H22-4-5). Đổi hướng, phải trái giống nhau, duy phương hướng khác nhau.

 

1.3. Tiếp cốt tẩy tủy, xem thức thứ 5, phần Tiếp cốt tẩy tủy.

2. HIỆU NĂNG

Cường yêu tráng thận.

3. CHỦ TRỊ

Trị thận hư bất túc.

4. NGUYÊN BẢN

Thảo dược ngâm chân cho người đau nhức xương khớp

 

Thức thứ mười một: Hoành chưởng kích cổ (Vung tay đánh trống)

1.    ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ

1.1. Thủ bão hậu não (tay ôm sau óc) : khởi từ thế dự bị. Hai tay từ hai bên thân từ từ đưa lên qua đầu, ngước mặt nhìn trời. Kế tiếp gập cùi chỏ, hai tay tới mang tai, rồi vòng hai bàn tay án lên hai tai. (H23-1-2).

 

1.2. Hoành chưởng kích cổ, Thân cúi dần về trước, đầu cúi tới gối, gối khum khum về trước. Các ngón tay nhè nhẹ ép vào sau gáy. Luyện liền 36 thức. (H24).

 

1.3. Lưỡng biên yên tiếu (hai bên mỉm cười) : từ từ ngay người lại. Vặn người sang phải, trái 7 lần, miệng nở nụ cười. Hai chân giữ nguyên vị thế. (H25-1-2).

 

1.4. Đề cước thượng thứ (dùng gót đâm lên) : thức trên luyện xong, đứng thẳng người, hai chân chụm lại. Hai tay buông não ra, từ đưa thẳng lên cao. Chưởng tâm hướng lên trời. Hai đầu bàn tay chĩa vào nhau. Hấp khí. (H26).

1.5. Phủ chưởng quán khí, xem thức thứ 3, Chưởng thác Thiên-môn và Phủ chưởng quán khí.

1.6. Án chưởng tẩy tủy, xem thức thứ 3 Chưởng thác Thiên-môn và Án chưởng tẩy tủy.

2. HIỆU NĂNG

Tỉnh não, thông nhĩ, Xả bối cường yêu (Xả sống lưng, mạnh lưng)

3. CHỦ TRỊ

Trị nhức đầu, tai điếc, tai kêu, đau vai, lưng đau.

4. NGUYÊN BẢN 

Thảo dược ngâm chân đặc trị mất ngủ

Thức thứ mười hai: Đề chủng hợp chưởng (Đưa gót hợp chưởng)

1.    ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ

1.1. Từ thức dự bị, hai tay cạnh người, từ từ đưa lên cao, chưởng tâm hướng thượng, tới đầu đỉnh thì hai chưởng hợp nhau, chân giữ nguyên vị trí. (H27).

1.2. Phủ ngưỡng điệu vỹ (Cúi, ngửa hợp với đuôi) : Tiếp theo thức trên, hai châm khum xuống, hai tay hạ xuống ngực. (H28-1). Hai bàn tay úp vào nhau. Chưởng tâm hướng ngực. (H28-2). Gối gập, lưng hạ xuống, hai bàn tay mở ra, chấm xuống đất ở hai mắt cá ngoài. (H28-3). Sau đó thẳng lưng, hai tay đưa qua đầu, bàn tay đưa lên, chưởng tâm hướng trời, mười đầu ngón tay đối nhau. (H28-4). Luyện liền 3-5 thức.

 

1.3. Tả hữu phủ ngưỡng (phải, trái cúi, ngửa): tiếp theo thức trên. Chân bất động. Lưng chuyển sang trái. Chân trái hư (không dùng sức nặng thân), chân phải thực (chuyển sức nặng thân lên chân phải). Hai tay giữ nguyên đầu ngón tay đối nhau. Mặt đối nhìn vào chân trái. (H29-1). Chân giữ nguyên vị trí. Thân thẳng đậy, song chưởng cử quá đầu. Chưởng tâm triều thượng. Đầu các ngón tay đối nhau. (H29-2). Lưng quay 180 độ . (H29-3). Giữ nguyên vị trí. Cung thân, từ từ cúi xuống 90 độ, hai tay rời nhau, bàn tay xòe đối diện với mặt đất. (H29-4). Luyện liền (1) (2) (3) 3-5 thức.

 

1.4. Tiếp theo thức trên, hồi thân trở lại chính hướng. Hai tay từ từ hợp lại trước ngực, mười ngón tay đối nhau, chưởng tâm hướng hạ. Khi hai chưởng xuống ngang rốn, thì rời nhau, trở về vị trí như dự bị thức.

1.5. Thức kết thúc: Buông lỏng hoàn toàn cơ thể. - Hoặc nghỉ, uống một ly nước trái cây, (dành cho việc trị bệnh) - Hoặc vận khí một vòng Tiểu Chu-thiên, hoặc Thu công (dành cho các thầy thuốc châm cứu, các thầy thuốc đấm bóp, võ sư, võ sinh,).

2. HIỆU NĂNG

Cường cân tráng cốt (mạnh gân, xương). Bổ thận, thêm tủy. Điều khí hoạt huyết.

3. CHỦ TRỊ

Trị các bệnh về xương sống. Làm lưu thông máu, Làm khí điều hòa.

4. NGUYÊN BẢN 

Phần thứ tư: Tổng kết 

Thưa Quý Đồng-nghiệp, Quý vị vừa nghe chúng tôi trình bày phương pháp luyện Dịch Cân kinh. Quý vị cũng xừa xem Bác-sĩ Trần Huỳnh Huệ biểu diễn các động tác. Sau đây tôi xin có đôi lời cuối cùng: 

1.- Khi Quý-vị đem giảng cho thân chủ, chắc chắn Quý-vị sẽ gặp những người từng luyện bản Dịch Cân Tẩy Tủy kinh này. Tuy nhiên những động tác có khác. Lý do, có thể họ học ở các Võ-sư, mà bản chất của các Võ-sư là luyện lực. Quý vị cần phân tích cho họ biết cái khác nhau. Cũng có thể Quý vị sẽ gặp những người luyện phải bản bịa đặt. 

2.- Những động tác mà chúng tôi trình bày trong bài này, chỉ có tính cách tượng trưng, không nhất thuyết phải giữ vị trí này hay vị trí nọ. 

3.- Khi mới luyện thì mỗi ngày chỉ luyện một lần, mỗi lần một thức. Sau khi đã quen rồi, thì cũng mỗi ngày một lần, mỗi lần nhiều thức. 

4.- Cổ nhân nói: Văn ôn, võ luyện, quý dĩ chuyên. Nghĩa là học văn thì phải ôn nhiều lần; luyện võ thì cần chuyên. Muốn có kết quả thì ngày nào cũng phải luyện. 

5.- Một yếu tố quan trọng, sau khi luyện phải thu công. Không thu công thì khí sẽ chạy hỗn loạn. 
Cảm ơn Quý-vị đã chú ý theo dõi. Cảm ơn nữ Bác-sĩ Trần Huỳnh Huệ, giám đốc Espace Qi Gong đã biểu diễn mẫu. 
Trân trọng kính chào Quý-vị. Trần Đại-Sỹ

THU CÔNG

Luyện công chấm dứt phải thu công. 
Phương pháp thu công rất giản tiện. 

ĐỊNH NGHĨA 

Gọi là thu công khi luyện công kết thúc một giai đoạn, một tư thức, của khí công. Quan hệ là khi luyện công không bao giờ ngừng ngang, phải áp dụng phương pháp thu công, nếu không sẽ có nhiều phản ứng như sau:

- Dùng ý, khí, thổ, nạp luyện công mang lại kết quả, ai cũng muốn. Nhưng lỡ luyện sai, luyện xong không thu công thì kết quả không được làm bao. Nguyên do, khi luyện công xong, khí tức, nguyên khí, nội ngoại khí nảy sinh chạy hỗn loạn trong cơ thể. Phải dùng phương pháp thu công để dẫn tất cả về trung đơn điền, rồi từ đây sẽ phân tán ra toàn cơ thể, điều hòa. Kết quả sẽ tốt như ý muốn. 

2. PHƯƠNG PHÁP THU CÔNG

Sau khi luyện công một thời gian ngừng lại. Dùng ý dẫn khí về trung đơn điền, danh từ chuyên môn gọi là khí tức qui nguyên.

2.1. PHƯƠNG PHÁP CHO NAM

- Đứng thẳng, hoặc ngồi bên giường, trên ghế: (Hình TC1)

 

- Dùng ý, dẫn khí cùng một lúc tại hai bàn tay, hai bàn chân lên cùi chỏ, đầu gối; rồi vai, háng; đưa vào Trung Đơn-điền (tỳ vị). (Hình TC2)

 

- Dùng phương pháp thổ nạp thông thường.

- Khởi từ trung đơn điền, từ trong ra ngoài theo vòng xoắn trôn ốc, từ vòng nhỏ đến vòng lớn. Theo chiều kim đồng hồ. Đúng 36 vòng.

- Vòng nhỏ nhất là một điểm ở trung đơn điền. Vòng lớn nhất sát tim.

- Sau đó lại dùng ý dẫn khí theo hình trôn ốc từ ngoài vào trong, từ vòng lớn đến vòng nhỏ. 24 vòng, ngược chiều kim đồng hồ. Vòng lớn sát tim, vòng nhỏ là một điểm. 

2.2. PHƯƠNG PHÁP CHO NỮ

- Đứng thẳng, hoặc ngồi bên giường, trên ghế (Hình TC1)

- Dùng ý, dẫn khí cùng một lúc tại hai bàn tay, hai bàn chân lên cùi chỏ, đầu gối; rồi vai, háng; đưa vào Trung Đơn-điền (tỳ vị). (Hình TC2).

- Dùng phương pháp thổ nạp thông thường.

- Dùng ý dẫn khí từ trong ra ngoài theo hình trôn ốc, từ vòng nhỏ đến vòng lớn . Vòng nhỏ là một điểm, vòng lớn nhất sát tim. Ngược chiều kim đồng hồ. Đúng 36 vòng.

- Sau đó dùng ý dẫn khí theo hình trôn ốc, từ ngoài vào trong theo chiều kim đồng hồ, từ vòng lớn đến vòng nhỏ, vòng lớn sát tim, vòng nhỏ là một điểm. Sau khi thu công mở mắt, đứng dậy sinh hoạt bình thường.

3. ỨNG DỤNG ĐẶC BIỆT 

Không nhất thiết áp dụng cho thu công mà có thể dùng vào nhiều việc. 
- Sau khi tập ngoại công xong, tim đập máu chạy loạn là do công năng hỗn loạn, dùng phương pháp thu công để qui liễm chân khí về trung đơn điền, từ đây sẽ tự động phân phối đi toàn cơ thể. 
- Khi chạy mệt, khi xây xẩm mặt mày, khi đầu choáng váng, khi lạnh quá hay nóng quá, cũng có thể áp dụng cho khí tức chuyển nhiệt khắp cơ thể điều hòa. - Khi mắt máy, ngủ mê mới tỉnh, v.v... 
- Những người bị chứng chuột rút, kiến bò (fourmiement), hay bị spasmophilie thì dùng phép thu công để tự trị bệnh. 
- Ăn uống tiêu hóa chậm, dùng thu công, khiến công năng ruột tăng tiến, tiêu hóa trở thành tốt. 

 

Trên đây là 12 thức của Dịch cân kinh. Một chặng đường sẽ luôn có những bước đi đầu tiên mới có thể đến với thành công. Chúc các bạn luôn say mê và kiên trì luyện tập!


(*) Xem thêm

5.0/5
1 Đánh giá
5
1 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng